Thị trường bất động sản các vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ hiện là “mỏ vàng” nóng sốt cho các nhà đầu tư, trong đó, sự đầu tư mạnh mẽ, toàn diện về cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa chính là “đòn bẩy”chủ đạo.
Khi quỹ đất tại các thành phố lớn ngày càng khan hiếm, giá đất tăng cao, các nhà đầu tư đã dịch chuyển sang các thị trường mới để tìm kiếm cơ hội. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông giúp nhà đầu tư hoàn toàn an tâm khi lựa sản phẩm tại thị trường bất động sản vùng ven. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút nhiều “ông lớn” rót vốn đầu tư, góp phần tạo nên diện mạo mới cho vùng.
Hiện nay với các thông tin quy hoạch hạ tầng được công bố, mức giá tăng phổ biến từ 10 – 30%, một số nơi giá đất tăng gấp 2 – 3 lần trong thời gian ngắn.
Giai đoạn 2021 – 2025 là giai đoạn quan trọng trong “Kế hoạch đầu tư công trung hạn” của Chính phủ. Riêng khu vực phía Nam, năm 2021 sẽ ưu tiên đầu tư nhiều “siêu” dự án mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Cụ thể, hai dự án liên quan đến hàng không gồm Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Hai dự án hàng hải – đường thủy gồm Luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2) và kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2).
Đồng thời, các dự án đường bộ cũng được đẩy mạnh như: dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch – thuộc dự án vành đai 3 TP.HCM; cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương,…
Ngoài ra, một số dự án đang được ưu tiên chú ý có thể kể đến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, một số đoạn trên vành đai 3 TP.HCM, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài; đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa; mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây…
Có thể nói cơ sở hạ tầng giao thông liên kết vùng hiện là yếu tố tạo động lực phát triển về kinh tế, là tiền đề cho sự bứt phá của thị trường bất động sản thời gian tới.
Xem thêm: Tiềm năng khu đầu tư bất động sản Nhơn Trạch
Trang